Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Ăn như thế nào?,… chính là những băn khoăn của đại đa số người bệnh. Trên thực tế, trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể thuyên giảm nếu bạn biết chọn cách ăn đúng.
Những triệu chứng cho thấy bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản
Trên thực tế, trào ngược dạ dày thực quản được biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào từng thể trạng của người bệnh. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến của người bị trào ngược dạ dày thực quản:
- Đau ngực: Đau hoặc khó chịu trong vùng ngực, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi nằm nghiêng về phía trước.
- Ho thường xuyên: Ho không do vi khuẩn hoặc cảm lạnh gây ra, mà do dịch dạ dày trào ngược lên họng.
- Tình trạng mệt mỏi: Trào ngược dạ dày thực quản có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, đặc biệt là khi triệu chứng đau hoặc khó chịu làm giảm sự ăn uống. Khi cơ thể không nhận được đủ dinh dưỡng và năng lượng từ thức ăn, mệt mỏi có thể xuất hiện.
- Buồn nôn, nôn ói: Trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày thực quản có thể kích thích tuyến tiêu hóa sản xuất nhiều dịch dạ dày hơn. Sự tăng sản xuất này có thể làm tăng áp lực trong dạ dày và gây cảm giác buồn nôn.
- Rối loạn giấc ngủ: Trào ngược có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và đau đớn vào ban đêm, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc có giấc ngủ chất lượng. Việc thiếu ngủ hoặc giấc ngủ không đủ có thể dẫn đến mệt mỏi và mệt lả.
- Hậu quả cho răng: Dịch dạ dày có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến men răng, gây sự tổn hại và mòn men răng.
- Hơi thở có mùi hôi: Khi bị trào ngược acid dạ dày lên thực quản có thể gây ra hơi thở có mùi hôi. Ở Acid dạ dày chứa các chất khí và các hợp chất có mùi khác nhau, khi trào ngược lên thực quản, chúng có thể gây ra mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản còn thể hiện qua những triệu chứng khác như: đau bụng, ngáy to, khó tiêu, đau lưỡi, nhức đầu,…
Sự liên quan của trào ngược dạ dày và thức ăn khi chúng ta dung nạp vào cơ thể
Mỗi một thức ăn được dung nạp đều kích hoạt quá trình hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hoá, từ lúc đưa vào cho đến lúc thải ra khỏi cơ thể. Trên thực tế, để thức ăn được chuyển hoá và đưa đến tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể, bên cạnh enzyme, axit dạ dày cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình này.
Như chúng ta đã biết, thức ăn khi đưa vào cơ thể đều ở dạng đa phân tử, nghĩa là trong thức ăn có chứa tập hợp các chất như: lipid, protein, carbohydrate,.. Thế nhưng, tế bào chỉ hấp thu các chất dưới dạng đơn phân tử – điều này đòi hỏi các cơ quan trong hệ tiêu hoá phải làm việc không ngừng để đưa thức ăn từ dạng đa thành dạng đơn để nuôi sống cơ thể.
Theo cơ chế chuyển hoá, nếu thức ăn càng khó phân huỷ (càng đa phân tử) thì axit dạ dày tiết ra càng nhiều và ngược lại. Với người bị trào ngược dạ dày thực quản, dạ dày vốn đã chứa lượng lớn axit thì việc ăn càng nhiều thức ăn khó phân huỷ càng làm cho axit tiết ra nhiều hơn; từ đó trào ngược ngày một nặng hơn, khó kiểm soát và để lại nhiều hệ luỵ khôn lường.
Những thực phẩm đa phân tử, gây khó khăn trong quá trình chuyển hoá
Dưới đây là những sản phẩm gây ra một số khó khăn nhất định cho hệ tiêu hoá khi chuyển hoá:
- Thịt động vật: Thịt động vật chứa nhiều protein, lipid và chất xơ, cùng với các chất khác như cholesterol và purin. Cấu trúc hóa học phức tạp của thịt đòi hỏi quá trình tiêu hóa và chuyển hóa phức tạp. Ngoài ra, trong thịt động vật còn chứa nhiều protein và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Hai chất này có thể kích thích tăng sản xuất axit dạ dày, đặc biệt khi tiêu thụ quá nhiều chất béo và protein trong một lần.
- Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa: Sữa có chứa lactose và protein động vật, có thể kích thích tiết axit dạ dày và gây ra triệu chứng tăng axit dạ dày dẫn đến trào ngược dạ dày.
- Nước có gas: Khi uống nước có gas, khí CO2 được giải phóng tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, khí này có khả năng tương tác với enzyme carbonic anhydrase trong cơ thể, gây ra sự thay đổi pH trong dạ dày; làm tăng hoạt động của tuyến tiết axit, dẫn đến tăng axit dạ dày.
- Đồ chiên, xào,..có chứa nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ thường có hàm lượng chất béo cao, và chất béo có tốc độ tiêu hóa chậm hơn so với các chất khác. Việc chậm tiêu hóa có thể kéo dài thời gian lưu lại trong dạ dày, đòi hỏi cơ thể phải tiết ra axit để tiếp tục chuyển hoá. Điều này trực tiếp làm tăng axit dạ dày và gây ra những triệu chứng khó chịu cho cơ thể.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì để khỏi bệnh
Hướng điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Theo Tây Y, Trào ngược dạ dày thực quản được giải thích là một căn bệnh mãn tính. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ sống chung với trào ngược cho đến cuối đời và không có thuốc điều trị dứt điểm. Trên thực tế, những viên thuốc mà người bệnh sử dụng hàng ngày chỉ có tác dụng ức chế một số chức năng của hệ tiêu hoá, chẳng hạn như ức chế axit dạ dày,..
Việc sử dụng thuốc ức chế lâu ngày có thể dẫn đến nhiều hệ quả, điển hình nhất là lờn thuốc- điều mà đa số bệnh nhân đều mắc phải. Nếu lờn thuốc thì lại có một thuốc mới tác dụng cao hơn. Nhưng đây chắc hẳn không được xem là một giải pháp khả thi, hướng đến điều trị gốc rễ.
Muốn đẩy lùi hoàn toàn bệnh trào ngược dạ dày thực quản, điều quan trọng cần làm chính là xây dựng cách ăn uống hợp lý. Tức là phải ăn làm sao để cung cấp tối đa lượng thực phẩm ở dạng đơn phân tử thay vì đa phân tử. Điều này nhằm giảm bớt sự khó khăn cho cơ thể trong quá trình chuyển hoá, từ đó pH dạ dày cũng ở ngưỡng cân bằng.
Người bị trào ngược nên ăn gì?
Đối với người bị trào ngược, chúng ta nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và chuyển hoá như:
- Trái cây tươi: Trái cây tươi chứa nhiều nước và chất xơ tự nhiên, cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Các loại hạt ngũ cốc: Hạt chia, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân… chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất cần thiết như axit béo omega-3 và vitamin E.
- Rau có màu xanh: Rau xanh như rau cải, bắp cải, rau muống, rau ngót… chứa ít calo và nhiều chất xơ, giúp cung cấp dưỡng chất mà không cần chuyển hoá nhiều.
- Một số loại cá: Một số loại cá được đánh bắt ngoài tự nhiên chứa protein, axit béo omega-3 và các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.
- Nước ép, sinh tố trái cây: Nước ép từ trái cây và rau quả cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đặc biệt, nước ép tươi giúp cung cấp nước và chất dinh dưỡng tức thì cho cơ thể mà không cần tiêu hóa lâu.
- Probiotics: Probiotics là điều thiết yếu mà người bị trào ngược dạ dày thực quản nên bổ sung để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giúp quá trình chuyển hoá được diễn ra dễ dàng hơn và ngăn ngừa các biến chứng khôn lường của trào ngược dạ dày thực quản như: barrett thực quản, ung thư thực quản,…
Tuy nhiên, sẽ không thể có đáp án chính xác cho câu hỏi “người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?”. Bởi, đối với từng thể trạng, mức độ của người bệnh, bữa ăn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, người bị trào ngược dạ dày thực quản nên kết hợp chế độ nghỉ ngơi, luyện tập phù hợp trong quá trình điều trị.
Muốn biết người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có được những giải đáp cụ thể, chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất.