Đừng nhầm lẫn giữa trào ngược dạ dày và ruột kích thích

Đừng nhầm lẫn giữa trào ngược dạ dày và ruột kích thích

Trào ngược dạ dày và ruột kích thích là hai hội chứng thường gặp, được xem là “căn bệnh thời đại”, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trên thực tế, trào ngược dạ dày và ruột kích thích có một số tương đồng về triệu chứng tuy nhiên đây là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau và có cách điều trị riêng biệt.

Định nghĩa trào ngược dạ dày thực quản và ruột kích thích

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) được hiểu đơn giản là tình trạng dịch ở dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gây khó khăn cho cơ thể trong quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn cũng như chất dinh dưỡng.

Theo Sinh y, trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, dẫn đến tình trạng thực quản “lầm tưởng” mình chính là dạ dày và thực hiện các cơ chế cũng như thay đổi cấu trúc tế bào để phù hợp với chức năng của dạ dày.

Hội chứng ruột kích thích: 

Ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) là một hội chứng rối loạn các chức năng của hệ tiêu hóa, đặc biệt phải kể đến ruột non (ruột non tự động). Ruột kích thích xảy ra khi các bộ phận của ruột non không hoạt động đúng cách, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, nôn, căng thẳng, đau bụng sau khi sử dụng một loại thực phẩm mới hoặc thực phẩm mà  bản thân không cảm thấy an toàn. 

Xem Thêm:   Gạo lứt tím: 5 lợi ích sức khỏe và cách sử dụng

Triệu chứng của trào ngược dạ dày và ruột kích thích

Triệu chứng của trào ngược dạ dày
Triệu chứng của trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày

  • Cảm giác đau nóng hoặc rát ở ngực, thường lan ra cổ, họng.
  • Thường xuyên cảm thấy châm chích, đắng trong miệng hoặc lưỡi có màu trắng đục.
  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, hoặc những cơn ợ kéo dài.
  • Ho nhiều, đặc biệt ho vào ban đêm hay khi nằm ngủ.
  • Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như: viêm họng kéo dài, khó nuốt, hoặc nôn mửa, táo bón.

Hội chứng ruột kích thích

  • Đau, cứng, khó chịu ở phần bụng dưới, cơn đau này xuất hiện và biến đổi theo chu kỳ. 
  • Thường xuyên thay đổi tần suất và mẫu dịch phân: người bệnh dễ bị tiêu chảy rồi chuyển sang táo bón một cách nhanh chóng và ngược lại.
  • Hay có cảm giác căng thẳng và mệt mỏi
  • Đa số cảm giác khó chịu như: buồn nôn, muốn đi ngoài, run tay run chân, chóng mặt, đau bụng,.. thường xảy ra ngay sau khi ăn một thực phẩm lạ hoặc thực phẩm bản thân không yêu thích, không cảm giác an toàn.

Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản bắt nguồn chủ yếu từ lối sống, cách ăn uống, sinh hoạt còn ruột kích thích lại có sự liên quan trực tiếp đến hệ thần kinh.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản và ruột kích thích như thế nào?

Theo Tây y, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng ruột kích thích đều là bệnh mãn tính và không thể chữa trị dứt điểm bằng thuốc vậy nên việc uống thuốc dường như không mang lại hiệu quả triệt để. Chính vì vậy, thay vì sử dụng thuốc chúng ta nên tìm một phương thức điều trị tối ưu hơn.

Xem Thêm:   10 Thực phẩm giàu protein dành cho người giảm cân

Mặc dù trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng ruột kích thích là hai căn bệnh khác nhau.Tuy nhiên về cách chữa trị, cả hai đều có thể được đẩy lùi thông qua cách ăn uống và xây dựng một lối sống lành mạnh để xây dựng lại hệ vi sinh vật đường ruột; góp phần đưa những cơ quan trong hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và hoạt động đúng với chức năng của nó. Đồng thời, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cũng chính là yếu tố quan trọng để cân bằng hệ thần kinh – yếu tố quan trọng trong việc điều trị và đẩy lùi mọi căn bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com