Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có chế độ ăn như thế nào?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có chế độ ăn như thế nào

Theo các số liệu thống kê, có khoảng 9,2% phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi tiểu đường thai kỳ.

Hiểu rõ về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một hiện tượng phổ biến xảy ra trong quá trình mang thai của một số phụ nữ. Đây là một tình trạng chuyển hóa đường bị rối loạn, khiến mức đường huyết tăng cao, thường xảy ra từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ có thể liên quan đến tăng tiết các hormone trong cơ thể. Trong quá trình mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hormone để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. 

Tuy nhiên, điều này cũng góp phần làm tăng sự kháng cự của cơ thể với insulin, một hormone quan trọng giúp điều hòa mức đường trong máu. Hiện tượng kháng insulin này khiến cơ thể khó thể sử dụng insulin hiệu quả, gây ảnh hưởng đến việc điều chỉnh và tích trữ glucose trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết người bị tiểu đường  thai kỳ

Hiểu rõ về tiểu đường thai kỳ
Hiểu rõ về tiểu đường thai kỳ

Nếu thấy muốn ăn nhiều hơn và uống nhiều hơn mức bình thường, Bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Đây là triệu chứng khá phổ biến.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy đói liên tục và uống nhiều nước hơn. Thêm vào đó, họ thường phải đi tiểu thường xuyên, có khi phải đi 3-4 lần trong một đêm, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và giấc ngủ. Một số phụ nữ mang thai bị tiểu đường còn có thể trải qua tình trạng sụt cân.

Để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, người ta thường thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose. Quy trình này bao gồm việc cho bệnh nhân uống 75 gram glucose và sau đó đo nồng độ glucose trong máu sau một số khoảng thời gian. Kết quả được xem là dương tính nếu ít nhất một trong các mốc thời gian sau đây đạt ngưỡng:

  • Nồng độ glucose máu lúc đói ≥ 5.1 mmol/L.
  • Nồng độ glucose máu sau 1 giờ uống glucose ≥ 10.0 mmol/L.
  • Nồng độ glucose máu sau 2 giờ uống glucose ≥ 8.5 mmol/L.

Những chỉ số này sẽ giúp xác định và chẩn đoán tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai.

Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh lý phổ biến khiến bao bà mẹ phải lo lắng có lẽ là tiểu đường thai kỳ. Bởi lẽ nếu không biết cách kiểm soát lượng đường huyết thì nhiều biến chứng có thể xảy ra ảnh hưởng đến hai mẹ con.

Biến chứng đối với thai nhi

  • Tiểu đường thai kỳ có thể khiến cho thai nhi tăng cân và to quá mức.
  • Trẻ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt về đường hô hấp như suy hô hấp và trẻ khó thở nghiêm trọng.
  • Nguy cơ béo phì và đái tháo đường type 2 khi trẻ trưởng thành.
  • Khoảng 25% n trẻ bị vàng da sơ sinh do tăng bilirubin huyết sương.
  • Trẻ sinh ra có nguy cơ giảm lượng đường trong máu, gây co giật ở trẻ.
  • Có thể dẫn đến dị dạng thai, dị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ, và các cơ quan khác ở thai nhi.
Xem Thêm:   Đau bụng bên trái: Nguyên nhân và cách giảm đau hiệu quả

Biến chứng đối với người mẹ

  • Phụ nữ mang thai thường phải sinh mổ vì thai nhi lớn nhanh và to bất thường (thường là trên 4kg).
  • Tăng nguy cơ sinh non: Từ tuần 26 đến 32, có khả năng xuất hiện tình trạng đa ối và nước ối nhiều.
  • Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật, có thể gây tử vong ở người mẹ.
  • Nếu người mẹ đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước hoặc khi về già, có thể đối mặt với nguy cơ cao mắc đái tháo đường type I và tăng huyết áp.
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và băng huyết sau sinh.
  • Có nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tâm lý của mẹ.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý khá nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Để bảo vệ sức khỏe, mẹ bầu nên tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý và tránh một số thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nhằm giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến con và chinh bản thân mình.

Chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn cần được điều chỉnh để duy trì mức đường huyết trong giới hạn an toàn cho mẹ và thai nhi. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe cho cả hai. 

Theo tài liệu Hướng dẫn Y khoa cho Thai kỳ của Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia, chế độ ăn lành mạnh và cân bằng cho người bị tiểu đường thai kỳ nên bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất bột đường, chất béo và chất xơ. Khuyến cáo chế độ ăn như sau:

  • Chất đạm: Nên cung cấp khoảng 12 – 20% tổng năng lượng từ chất đạm trong khẩu phần ăn.
  • Chất bột đường: Cần điều chỉnh để chỉ chiếm khoảng 50 – 55% tổng năng lượng ăn vào từ chất bột đường.
  • Chất béo: Nên tiêu thụ từ 25 – ít hơn 30% tổng năng lượng ăn vào từ chất béo.
  • Chất xơ: Cần cung cấp khoảng 20 – 35g chất xơ hàng ngày.

Để tránh tình trạng đường huyết tăng cao, mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, trong đó bao gồm 4 nhóm thực phẩm quan trọng: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, cùng với vitamin và khoáng chất.

Vậy thì các bà mẹ nên ăn và không nên ăn những gì để bổ sung đúng chất dinh dưỡng cần thiết?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn những gì?

  • Nhóm tinh bột: Ưu tiên các loại tinh bột có chỉ số đường huyết thấp và ăn vừa đủ các loại thực phẩm như: gạo lứt, bún tươi, gạo tấm, khoai lang, bánh mi nâu, yến mạch và các loại đậu nguyên hạt.
  • Nhóm chất đạm: Ưu tên ăn cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng, sữa. Những thực phẩm này có chỉ số glikemic thấp và chứa nhiều omega 3-chất béo lành mạnh, giúp cải thiện tình trạng kháng insulin.
  • Nhóm chất béo: ưu tiên lựa chọn chất béo không bão hòa từ các nguồn như dầu ô liu, dầu lạc, bơ và các loại hạt. Những chất béo này có lợi cho sức khỏe và giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Nhóm chất xơ: tăng cường việc ăn rau xanh trong khẩu phần hàng ngày, ít nhất 500 – 600g mỗi ngày. Ăn rau xanh trước các bữa chính là một lựa chọn tốt để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn.Vi rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, có khả năng ngăn ngừa hấp thu chất tinh bột trong thức ăn.
  • Nhóm vitamin: Ưu tiên những loại trái cây ít ngọt. đó là những loại có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp. Ví dụ như: dưa gang, bơ, dâu, thanh long, bưởi, cam ta, sơ ri, kiwi xanh,…
Xem Thêm:   Tất tần tật kiến thức về viêm đường hô hấp ở trẻ

Tiểu đường thai kỳ không nên ăn những gì?

Ngoài những thực phẩm tốt cho tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần cẩn trọng tránh những thực phẩm có chỉ số glycemic cao. Nó tồn tại trong các loại đồ ngọt có nhiều đường như bánh kẹo, kem, chè, và các loại trái cây quá ngọt.

Cần hạn chế hoặc tránh ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, và thực phẩm đóng hộp. Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ cũng nên được giảm bớt, cùng với việc hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, đồ uống có ga, và các chất kích thích.

Những biện pháp trên giúp mẹ bầu duy trì chế độ ăn lành mạnh và hạn chế tác động tiêu cực lên mức đường huyết, đồng thời bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai.

Những lưu ý quan trọng khác về chế độ dinh dưỡng

Để kiểm soát tốt lượng đường huyết và hạn chế biến chứng do tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn như sau:

  • Phân chia các bữa ăn thành bữa ăn phụ và bữa ăn chính, với khoảng thời gian cách nhau từ 2 – 3 giờ. Điều này giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Bữa ăn phụ và bữa ăn chính nên bao gồm một số chất đạm lành mạnh để kiểm soát đường huyết và cung cấp năng lượng cho cả ngày.
  • Lựa chọn thực phẩm có chỉ số glycemic thấp trong các bữa ăn phụ, như sữa không đường, sữa chua, phô mai, sữa đậu nành hoặc các loại hạt dinh dưỡng.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối, như xúc xích, mì ăn liền, khoai tây chiên và thức ăn đông lạnh.
  • Đảm bảo uống đủ nước và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và điều độ.

Tổng kết

Trong quá trình mang thai, việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng đóng vai trò quan trọng đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Chế độ ăn phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất bột đường, chất béo và chất xơ, nhưng cần hạn chế các thực phẩm có chỉ số glycemic cao để kiểm soát tốt lượng đường huyết.

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi, hạn chế biến chứng tiểu đường thai kỳ và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình mang thai và sinh con.

Nếu Bạn đang mang thai hoặc thấy dấu hiệu của bệnh lý này, đừng quá lo lắng. Bạn có thể tìm đến chuyên gia sức khỏe của Thực phẩm thay đổi sức sống để có những giải đáp và hướng dẫn đúng đắn cho tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com