Bệnh tiểu đường và một số lầm tưởng thường gặp

Bệnh tiểu đường và một số lầm tưởng thường gặp

Bệnh tiểu đường là gì?

Ngày nay, số ca mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao một cách đáng kể. Minh chứng cho điều đó, có thể thấy xung quanh chúng ta những người thân trong gia đình, bạn bè,…thì đã có ít nhất một người mắc bệnh tiểu đường. Căn bệnh tưởng chừng không mấy nguy hiểm nhưng để lại nhiều hệ luỵ khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ.

Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một bệnh lý liên quan đến việc chuyển hóa đường trong cơ thể. Cụ thể, nồng độ insulin trong máu tăng hoặc giảm đột ngột dẫn đến lượng đường trong máu không ổn định. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế hoạt động của việc chuyển hoá đường từ máu đến tế bào.

Một số triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh tiểu đường

Một số triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh tiểu đường
Một số triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh tiểu đường
  • Thường xuyên khát nước và thèm nước ngọt: Đây là một trong những dấu hiệu đáng chú ý của những người bị mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu. Khi lượng đường huyết tăng cao, cơ thể cố gắng loại bỏ đường thừa qua nước tiểu, dẫn đến cảm giác khát nước tăng lên đáng kể. Đồng thời tiểu đường có thể gây ra hiện tượng thay đổi trong cấu trúc hóa học của não, dẫn đến sự khát nước và thèm uống nước ngọt.
  • Thèm ăn và cảm thấy đói liên tục: Mặc dù ăn uống đủ nhưng do insulin không thể sử dụng đường ở máu để đưa đến tế bào, tạo ra năng lượng nuôi dưỡng cơ thể nên người bệnh sẽ luôn cảm thấy đói và thèm ăn liên tục.
  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm: Do cơ thể cố gắng loại bỏ đường thừa qua nước tiểu, người mắc tiểu đường thường đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Sau khi đi tiểu có hiện tượng kiến bu xung quanh: Khi lượng đường trong máu tăng cao do tiểu đường, đường dư thừa sẽ được thải ra qua đường nước tiểu, lúc này nước tiểu sẽ có hàm lượng đường cao. Mùi ngọt từ đường có trong nước tiểu sẽ thu hút kiến và gây ra tình trạng kiến bu khi đi tiểu. Đây được xem là dấu hiệu dễ nhận biết đối với bệnh nhân tiểu đường.
  • Mệt mỏi, đau đầu: Đường huyết trong máu cao hoặc thấp có thể gây ra các cơn đau đầu, khó chịu và xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi.
  • Thời gian lành vết thương chậm: Mức đường huyết cao ở người bị tiểu đường có thể gây ra một số tổn hại nhất định đến các mạch máu và dây thần kinh, đồng thời làm giảm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch trong việc phục hồi vết thương. Đường huyết cao cũng có thể gây ra tình trạng khô da, làm giảm sự tái tạo tế bào da, dẫn đến việc lành vết thương chậm.
  • Xuất hiện mẩn đỏ: Neuropathy – là tên gọi biến chứng phổ biến của người bị tiểu đường, có thể gây tổn thương đến các dây thần kinh ở cơ thể, bao gồm cả da. Việc tổn thương dây thần kinh có thể dẫn đến cảm giác nóng rát, nổi mẩn đỏ, và ngứa trên da.
Xem Thêm:   Chất làm ngọt nhân tạo - Sự thật về vị ngọt không calo

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường thường có hiện tượng tụt hoặc tăng cân một cách khó kiểm soát.

Một số lầm tưởng về căn bệnh tiểu đường

Một số lầm tưởng về căn bệnh tiểu đường
Một số lầm tưởng về căn bệnh tiểu đường
  1. Tiểu đường chỉ xảy ra ở người béo phì: Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc tiểu đường, bao gồm cả những người ở trọng lượng bình thường hoặc gầy. Tuy nhiên với người béo phí, khả năng mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn.
  2. Ăn đồ ngọt gây ra tiểu đường: Ăn thực phẩm có chứa quá nhiều đường đặc biệt là đường tinh luyện có thể gây ra nhiều tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe, nhưng không phải lúc nào đường cũng là nguyên nhân của tiểu đường. Tiểu đường thường được hình thành chủ yếu do chế độ ăn uống không lành mạnh.
  3. Bệnh tiểu đường là do tăng huyết áp: Tuy rằng tăng huyết áp thường được biết tới là một biến chứng phổ biến của người bị bệnh tiểu đường, nhưng hai bệnh này không liên quan trực tiếp đến nhau. 
  4. Tiểu đường là bệnh lâu dài và không có cách để điều trị: Tiểu đường hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt bằng việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. 
  5. Bệnh nhân tiểu đường không thể ăn đồ ngọt: Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng đồ ngọt, nhưng phải được giám sát lượng đường và calo để đảm bảo không gây tăng đường huyết. 
  6. Bệnh nhân tiểu đường phải ăn nhiều tinh bột: Điều này không chính xác vì tinh bột có chứa đường chuyển hoá chậm có thể gây ra tăng đường huyết, vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên giảm thiểu lượng tinh bột trong chế độ ăn uống của mình. 
  7. Tiểu đường là bệnh không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể: Tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm tim, thần kinh và thận. 
  8. Bất cứ ai bị tiểu đường cũng phải tiêm insulin: Đây là một quan điểm sai lầm, có thể dẫn tới nhiều nguy hại đối với các cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là thận. Tuỳ theo mức độ bệnh type 1 hay type 2, bệnh nhân mới có thể sử dụng insulin theo liều lượng nhất định. 
  9. Người tiểu đường không thể ăn trái cây có vị ngọt: Người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn trái cây có vị ngọt vì lượng đường trong trái cây là đường chuyển hoá nhanh, có thể di chuyển đến tế bào và không bị tích trữ trong máu. Tuy nhiên, chỉ được ăn trái cây khi bụng đói.
Xem Thêm:   Tỏi ngâm mật ong có thực sự tốt cho sức khỏe?

Cách điều trị tiểu đường hiệu quả

Để điều trị tiểu đường, người bệnh cần hình thành một lối sống mới lành mạnh hơn. Cụ thể, người bệnh cần loại bỏ những loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ ra khỏi cuộc sống như: nước ngọt, thức ăn nhanh, ăn uống theo sở thích,… Tăng cường những dưỡng chất có lợi như: men mía, chất xơ, những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật để kích thích chuyển hoá, tăng cường khả năng trao đổi chất bên trong cơ thể. 

Việc xây dựng bữa ăn thích hợp cho người bị tiểu đường là vô cùng cần thiết để cải thiện và chấm dứt tình trạng đường trong máu. Bên cạnh đó, xây dựng bữa ăn sao cho hiệu quả người bệnh cần có sự hỗ trợ, chỉ dẫn của chuyên gia. Đặc biệt, không nên áp dụng bữa ăn của bệnh nhân này cho bệnh nhân khác, điều này không những không đem lại hiệu quả mà còn dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường. 

Hiện nay, Thực phẩm thay đổi sự sống là chương trình tiên phong trong việc thay đổi lối sống để xây dựng cơ thể khoẻ mạnh, chấm dứt bệnh tiểu đường. Hãy liên hệ để có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia và tư vấn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com